Nội dung chính
Nhổ răng là gì?
Nhổ răng nhằm loại bỏ những chiếc răng hư tổn, nhằm chấn chỉnh lại khớp cắn và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lý răng miệng. Những chiếc răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu nặng không còn khả năng phục hồi là nơi trú ngụ của một số lượng vi khuẩn “khổng lồ”. Chúng sẽ có cơ hội “di cư” và tấn công sang những răng bên cạnh, khiến tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát. Với những trường hợp răng mọc sai lệch, không đúng vị trí, lộn xộn trên cung hàm sẽ khiến khớp cắn bị sai lệch, ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn nhai. Vì vậy, nhổ bỏ một vài cái là điều cần thiết nhằm tạo chỗ trống cho các răng di chuyển đến vị trí mới.
Những trường hợp nên nhổ răng?
- Răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu nặng.
- Răng mọc lệch, mọc lộn xộn.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
- Hay khi cần nhổ bớt răng để thực hiện niềng răng chỉnh nhanh.
Những trường hợp nào không được nhổ răng?
- Đang bị tăng huyết áp, cao huyết áp;
- Bị cảm lạnh hoặc ho nhiều;
- Đang dùng thuốc làm loãng máu (nha sĩ có thể sẽ yêu cầu ngưng dùng thuốc làm loãng máu trước một vài ngày thực hiện thủ thuật);
- Bị bệnh tiểu đường;
- Mắc một số bệnh tự miễn;
- Đang bị nhiễm trùng và sốt;
- Bị loãng xương;
- Bị dị ứng với một số thành phần của thuốc.
Những lưu ý sau khi nhổ răng
- Uống thuốc giảm đau
- Chườm đá vào vùng máu thực hiện thủ thuật để giảm sung mặt và giảm đau, có thể thay hiện mỗi 10 phút
- Nghỉ ngơi ít nhất 24 giò sau khi thực hiện thủ thuật nhổ răng;
- Sau 24 giờ, súc miệng nhẹ nhàng với nước muối pha loãng;
- Ăn thức ăn mềm
- Không hút thuốc
- Không dùng ống hút để uống nước trong 24 giờ đầu tiên sau khi thực hiện thủ thuật;
- Gối đầu bằng gối mềm khi nằm
- Đánh răng và xỉa răng như bình thường nhưng tránh vùng nướu đã nhổ răng.